Pháp sư

[Tập 441]: Cầu Phật, Học Phật Là Học Những Gì?


 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi.

Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải” trang 554, hàng thứ nhất, bắt đầu đọc từ câu thứ hai.

Lôi chấn, dụ giả”, đây là thí dụ. “Gia Tường Sớ viết”: Tiếng sấm có thể làm cho động vật hữu tình sợ hãi. Vật ở đây là vạn vật, tình là tình thức. “Ví như thuyết pháp làm lay động thức vô minh”, lấy ý đó để làm thí dụ. Lại “Tịnh Ảnh Sớ viết: “Nổi lên tiếng sấm pháp lớn, dùng pháp vô ngại trí giáo hoá chúng sanh vậy.

Đường Dịch” viết: Nổi tiếng sấm pháp lớn để khai ngộ tất cả. Điều nói trong kinh luận, Niệm Lão làm một tổng kết, tổng hợp những chú giải trên, “Nói Phật Di đà thuyết pháp âm thanh như Phạn Thiên Vương, diễn thuyết pháp yếu, như tiếng sấm lớn, khai ngộ chúng sanh, đây là Phật Bổn sư tán thán Phật Di đà”.

Đây là những lời tán thán của Phật Thích Ca Mâu Ni đối với Phật A Di Đà. Phật A Di Đà giảng kinh thuyết pháp âm thanh vi diệu, nội dung phong phú, đích thực có thể giúp đỡ chúng sanh nghe pháp khai ngộ, khế nhập tự tánh. Có lợi ích công đức lớn như thế, cho nên Thế tôn tán thán Ngài.

Chư Phật Như Lai tuyên thuyết pháp yếu, chưa từng ngơi nghỉ. Chân tướng sự thật này nếu như chúng ta có thể thể hội được, chứng đắc quả vị rốt ráo. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: Như Lai Diệu Giác, Ngài đã viên mãn khế nhập Đại bát Niết bàn. Cảnh giới Đại bát Niết bàn chính là Thường tịch quang tịnh độ mà Tịnh tông nói. Thường Tịch Quang ở đâu? Không nơi nào không có, không lúc nào không có, nó không có hình tướng, không có hình tướng chính là không có hiện tượng vật chất. Vì không có tướng nên nó không có hiện tượng tinh thần, nó cũng không có hiện tượng tự nhiên. Vì vậy, tuy không nơi nào không có, không lúc nào không có, nhưng sáu căn của ta không thể cảm nhận được, cái mà sáu căn có thể tiếp xúc được chắc chắn có hình tướng, không có hình tướng chắc chắn sẽ không cảm nhận được. Vì thế vấn đề này, trong kinh Đại thừa, Phật thường nói “chỉ chứng mới biết”. Quí vị chưa chứng đắc thì quí vị không biết, chứng đắc rồi quí vị sẽ rõ ràng ngay.

Thường Tịch Quang Tịnh Độ, khi đại sư lục tổ Huệ Năng khai ngộ đã nói năm câu, trong đó câu thứ ba chính là Thường tịch quang tịnh độ. Ngài nói: Đâu ngờ tự tánh, vốn đã đầy đủ. Tuy nó không có hình tướng nhưng quí vị không thể nói nó không có. Vì sao vậy? Vì nó có thể hiện hiện tượng, có thể hiện hình tướng thì không thể nói là không; hiện hình tướng nhưng không thể nói nó có. Hình tướng nó hiện ra đều không phải thật.

Trong “Kinh Kim Cang” có một ví dụ rất hay: “Như mộng huyễn, bọt nước”, đây là hiện tượng được hiện ra, không những chỉ lục đạo là thế, mà thập pháp giới là thế, chính là cõi Thật báo trang nghiêm của chư Phật Như lai cũng không ngoại lệ. Cho nên, nói tóm lại một câu: “Phàm có hình tướng đều là hư vọng”. Chỉ cần là thứ có hình tướng thì đều không phải thật, đều là hư vọng. Thứ chân thật thì không có hình tướng, không có hình cũng không có tướng, đó mới là thật. Nó sống động, không phải chết. Sống động ra sao? Nó cảm ứng đạo giao với chúng sanh, chúng sanh có cảm thì họ liền hiện tướng. Vậy khi nào chúng sanh không cảm? Có thể nói cảm của chúng sanh không bao giờ gián đoạn. Quí vị nghĩ có bao nhiêu chúng sanh? Tôi không khởi niệm thì người khác khởi niệm, người khác không khởi niệm thì quí vị khởi niệm, khắp pháp giới hư không giới có bao nhiêu chúng sanh đang khởi tâm động niệm! Nhiều người cảm như vậy, Diệu giác Như lai tất cả đều có ứng, không bỏ sót một niệm nào. Như thế chúng ta liền biết được, chư Phật Như Lai ứng cảm của chúng sanh chưa lúc nào gián, bởi vì cảm của chúng sanh chưa bao giờ dứt, Phật ứng không gián đoạn. Cho nên trong cõi Thường Tịch Quang vẫn mãi xuất hiện hiện tượng “mộng huyễn, bọt nước”, nó sẽ không gián đoạn, nó là một thứ tương tự tướng tương tục. Giống như chúng ta mở màn hình ti vi, trên màn hình ti vi những hình ảnh xuất hiện trên màn hình ti vi, liên tục không gián đoạn, la cùng một đạo lý như vậy. Tự tánh pháp vốn như vậy, pháp này vốn hình dánh là như vậy. Quí vị phải nhận thức rõ việc này.

Trong tất cả các hiện tượng, chỉ cần quí vị không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thì không có chuyện gì cả, nó không chướng ngại quí vị chút nào cả. Tướng không trở ngại tánh, tánh cũng không trở ngại tướng, tánh tướng vô ngại, điều này vi diệu!

Tánh tướng không rời nhau, tánh tướng nhất như, gọi là như như. Bồ Tát tuy đã minh tâm kiến tánh, họ vẫn còn tập khí vô minh, tập khí không dễ đoạn được, cho nên họ còn phải cảm Phật thuyết pháp cho họ. Phương pháp Phật thường sử dụng với các vị Bồ tát là phóng quang. Nếu lợi căn, vừa tiếp xúc với ánh sáng, nghiệp chướng của họ liền tiêu trừ, họ liền giác ngộ, đó là lợi căn. Nếu ba căn thượng, trung, hạ không ổn, Ngài liền cảnh giác họ, nhưng cách cảnh cáo này không giúp họ khai ngộ, nên Phật Phải thuyết pháp, thuyết pháp là giúp đỡ những người thượng, trung, hạ căn; phóng quang là chuyên dùng cho những người thượng thượng căn.

Kinh là những lời Phật dạy, chú là những lời của đại đức tổ sư. Cách giảng của Phật và Tổ sư Đại đức đối với những câu kinh văn này, đều được trích dẫn ở đây. Tổng hợp cách nói ở trên, thì âm thanh thuyết pháp của Phật A Di Đà giống như tiếng Phạn Thiên Vương, giống đại Phạn Thiên Vương, diễn nói pháp yếu.

Thế nào là pháp yếu? Tức là giúp đỡ những Bồ tát đến cầu pháp, họ nghe được, thấy được, tiếp xúc được, lập tức họ có thể khai ngộ ngay, pháp như thế gọi là pháp yếu. Vì thế pháp yếu không phải chỉ một loại nào, pháp yếu là nhiều phương diện. Khế cơ khế lí thì gọi là pháp yếu, khế lí không khế cơ, không phải là pháp yếu; chỉ khế cơ mà không khế lí, cũng không phải là pháp yếu, nhất thiết phải khế lí khế cơ, khế hợp thời cơ lúc đó, không phải quá khứ, không phải vị lai, mà ngay lúc đó. Thính chúng hiện tiền, nói theo cách ngắn gọn nhất, họ nghe hiểu, nghe rõ ràng, họ giác ngộ rồi, thực sự y giáo phụng hành.

Vì thế Bồ tát nghe pháp mà khai ngộ gọi là tam tuệ, khác với Tiểu thừa, Tiểu thừa gọi là tam học, tam học giới, định, tuệ. Tam học giới định tuệ có thể chia thành những thứ lớp. Học giới trước, sau đó đắc định, cuối cùng khai ngộ, đó là tam học giới, định, tuệ. Bồ tát Đại thừa không như vậy, Bồ tát Đại thừa thì văn, tư, tu một niệm hoàn thành.

Văn là nghe pháp, nghe Phật giảng kinh thuyết pháp, gọi là văn. Vừa nghe liền hiểu ngay, rõ ràng gọi là tư. Không phải sau khi nghe rồi phải suy nghĩ, nghĩ là suy nghĩ lung tung, càng nghĩ càng sai, không nên nghĩ. Cho nên hiểu rõ gọi là tư, dùng tư đại biểu, họ đã hiểu rõ rồi, vừa tiếp xúc liền hiểu được. Tu là gì? Nghĩa là phiền não, vọng niệm của họ không còn nữa, đó gọi là tu. Vì vậy văn, tư, tu hoàn thành cùng một lúc. Trong văn có tư, tu; trong tư có văn, tu, trong tu có văn, tư. Nó là một mà ba, ba mà một, nó không thể phân chia được, đó gọi là Tam tuệ.

Đích thực có người tu học hiểu sai về Tam tuệ. Trước đây, rất lâu rồi, tôi tham dự buổi giảng chuyên về Phật học của pháp sư Đạo An, lão pháp sư mời tôi đảm nhiệm tổng chủ giảng trong khoá đó, bởi vậy thời gian tôi lên lớp khá nhiều, những lúc đông đúc nhất, học trò của chúng tôi gần tám trăm người, qui mô tương đối khả quan. Ở Đài Loan từ Đài Trung đến Đài Bắc trở lên, những học sinh của các trường đại học tham gia rất nhiều. Một hôm có một học sinh đến nói chuyện với tôi, nữ sinh, cô ấy nói: Thưa pháp sư, từ ngày mai con không muốn lên lớp nữa. Tôi nói vì sao vậy? cô ấy nói, cô ấy hiểu tam tuệ của Bồ Tát, “Con đã nghe giảng kinh hơn hai năm rồi”, con đã rõ rồi. Cô ấy hiểu sai về ý nghĩa của tam tuệ. Nghe hai năm, tất cả đều là văn, nhất định phải trở về để tư, nên cô ấy không đến nữa, cô ấy về nhà để suy tư, sau khi tư xong cô mới từ từ tu. Đại khái là như vậy, tôi đã nhìn thấy rõ ràng rồi. Tôi bèn hỏi cô ấy: Vậy giờ học hôm nay con có muốn nghe không? Cô ta trả lời: muốn nghe, giờ học hôm nay con muốn nghe. Giờ học hôm đó tôi chuyên giảng về văn tư tu. Tất cả đề hiểu sai hết! Đó là Bồ tát, cô ấy không phải Bồ tát. Bồ Tát văn tư tu là trong một niệm viên mãn thành tựu, không có giai đoạn. Cô nghe được hai năm, tôi nói hai năm đó cô nghe kinh, về nhà lại mất hai năm nữa, suy nghĩ lung tung. Sau khi suy nghĩ lung tung rồi, cô lại tu tập mù mờ, không phải quí vị đã chà đạp phương pháp tu hành của Bồ tát sao? Đây là Bồ tát gì đâu! Ngay cả pháp Tiểu thừa cũng không bằng.

Khi tan học, tôi lại hỏi cô ấy, tôi nói ngày mai có đến nữa không? Cô trả lời có, cô ta đã hiểu rõ rồi. Cho nên ý nghĩa của danh từ thuật ngữ, quả thật là sai một li đi một dặm, nhất định không thể làm sai. Vì vậy, Pháp yếu không phải là một pháp nhất định, dùng phương pháp nào giúp quí vị giác ngộ ngay, khế nhập, đó gọi là Pháp yếu.

Như tiếng sấm lớn”, đây là hình dung pháp yếu có oai lực lớn như vậy, tại sao? Quí vị đang mê hoặc điên đảo, khi nghe tiếng sấm lớn làm quí vị tỉnh lại, quí vị giác ngộ, đại triệt đại ngộ, như thế gọi là tiếng sấm. Hình dung oai lực của lời thuyết pháp khế cơ, giúp chúng sanh nhập ngay vào tri kiến Phật, “khai ngộ tất cả”, thông đạt tất cả các pháp. Vấn đề này, đây là Phật mới có thể làm được, không phải Phật thì không làm được, Bồ tát bình thường không làm được. Pháp thân Bồ tát chính là Phật, Pháp thân đại sĩ địa vị bốn mươi mốt có thể làm được. Đây là lời Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán Phật A Di Đà.

Đoạn tiếp theo, “Bát âm sướng diệu thanh”, đây cũng là lời tán thán, “cũng lại như vậy”, cũng là hai câu đầu trong bài kệ tụng tán, “Phật ngữ Phạn lôi chấn, bát âm sướng diệu thanh”, đây là hai câu Thế tôn tán thán. Tiếp theo là lời của Phật Di đà tự nói. “Bát âm” là khen ngợi tám thứ âm thanh mà Như lai có được. Tám thứ âm thanh này vốn đầy đủ trong tự tánh, vốn đã có rồi, sau khi mê mất tự tánh thì tám thứ âm thanh này đều không còn, việc vắng mặt này không phải là mất thật sự, giáo lí Đại thừa gọi là mê mất, bởi vì quí vị mê mất tự tánh, nên âm thanh đó cũng ẩn, nó không phát huy tác dụng, lúc nào giác ngộ rồi nó lại có mặt. Bởi thế vấn đề cốt yếu trong Phật pháp là cầu giác ngộ, khi đã giác ngộ rồi thì trí tuệ của ta có mặt, năng lực của ta có mặt, tám thứ âm thanh là năng lực, thuộc về đức năng, tướng tốt cũng hiện ra.

Cầu Phật, học Phật là học những gì? Không thể mù mờ được, nói gọn một câu, khôi phục bản năng của chúng ta. Những gì giáo lí Đại thừa nói hoàn toàn không ngoài những thứ này, trong kinh Phật thường dạy: Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm”, chỉ cần quí vị thấy tâm, kiến tánh thì vạn sự vạn pháp quí vị hoàn toàn thông đạt rõ ràng, quí vị không còn chút chướng ngại nào, đây tuyệt đối không phải là thần thoại. Chướng ngại lớn nhất của người học Phật ngày nay là hoài nghi, là không tin tưởng. Điều trong kinh Phật nói, bản thân chúng ta vốn có đủ, nhưng ta không tin. Quí vị không tin tưởng thì làm sao quí vị chịu học? Quí vị làm sao chứng đắc? Tu học Phật Pháp điều kiện cơ bản là niềm tin, vì vậy “Niềm tin là mẹ của các công đức”. Tin không phải tin người khác, mà là tin chính mình, tin mình vốn là Phật, tin tự tánh của mình vốn có đức tướng trí tuệ giống như đức Như lai, không thua kém gì cả, chư Phật Như lai có gì thì quí vị có cái đó, Phật A Di Đà có cái gì thì quí vị có cái đó, quí vị không kém các ngài thứ gì cả, điều đầu tiên là phải tin như thế. Tôi mê mờ thì những thứ tôi có không thể hiện tiền, Phật đã giác ngộ nên những thứ ngài có đều hiện tiền rồi, chúng ta phải thỉnh giáo với ngài, Ngài làm sao khai ngộ, mong ngài giúp chúng ta khai ngộ, giúp chúng ta cũng có thể chứng được đức tướng trí tuệ viên mãn trong tự tánh, chỉ như thế thôi, đó gọi là học Phật.

Phần trước chúng ta đã biết, ở thế giới Cực lạc Phật A Di Đà đã thọ kí cho Bồ tát trong mười phương. Thọ kí chính là ấn chứng, tức chứng minh cho các vị Bồ tát, rằng nhất định ông sẽ làm được. Những người phàm phu chúng ta, Phật cũng có thể thọ kí cho chúng ta, ấn chứng cho chúng ta không, phàm phu không có năng lực đó, điều này là người học Phật đồng học không thể không biết. Cảnh giới tu học của chúng ta, mời một người đến ấn chứng, Tổ sư đại đức ngày xưa có thể ấn chứng cho quí vị. Vì sao vậy? Vì các bậc ấy đã chứng đắc rồi. Đại sư Huệ Năng thỉnh Tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng cho Ngài, điều đó đúng.

Ngày nay đích thực ở trong nước cũng như nước ngoài có không ít người, họ bảo là họ đã chứng một quả vị nào đấy, ai ấn chứng cho họ? Họ bảo pháp sư Tịnh Không ấn chứng cho họ, đúng là nói năng bậy bạ! Bản thân tôi chưa khai ngộ, ngay sơ quả cũng chưa chứng đắc, tôi có tư cách gì để ấn chứng cho người ta? Tất cả là giả dối, không phải thật. Đầu óc nên thông minh lên một chút, đừng để người khác lừa. Ngày nay những chuyện lừa bịp đầy rẫy, nhiều lắm.

Ngày trước khi tôi ở Hồng Công, ông Diệp Tiểu Văn, cục trưởng cục Tôn giáo, rất thân với tôi. Vào một buổi sáng, khi đang dùng điểm tâm, ông ta nói với tôi: Trong nước có rất nhiều người lợi dụng tên tuổi pháp sư, huyênh hoang lừa bịp, những chuyện này thầy không biết. Tôi thực sự không biết! Họ điều tra rất rõ ràng. Ông ta cho biết chính phủ của ông sẽ xử lí. Tôi nói như thế tốt quá, cảm tạ quí vị. Chuyện này, nếu xét về khía cạnh nhân quả thì thật là không tốt. Lợi dụng tên tuổi của tôi để lừa bịp thiện nam tín nữ, tội này rất nặng. Tôi không bảo họ làm, họ tự tiện làm, lấy danh nghĩa của tôi để lừa đảo, quả báo trong tương lai đều ở địa ngục, rất không tốt! Sao lại đi làm những chuyện ngu ngốc như vậy? Vì tín đồ mê hoặc điên đảo, không nghiên cứu kinh điển, cho nên quí vị mới bị mắc lừa, quí vị bị người khác lừa. Nếu quí vị thông hiểu rõ ràng về kinh giáo, quí vị vừa nghe người ta nói, liền biết đó là thật hay giả, sẽ không bị lừa, không bị mắc lừa được. Cho nên giả danh, hư danh của tôi, lúc bị người khác mang đi tạo tội, tôi cũng có một phần lỗi. Tôi không có tội, chỉ có lỗi, họ mang tội, tôi có lỗi. Đây có phải là điều tốt với tôi? Không phải vậy, đây là hại tôi. Đây không phải tôn kính tôi, mà lấy tôi làm chiêu bài để lừa người khác.

Học Phật là học trí tuệ, học thông minh, làm sao càng học lại càng dốt, càng học càng ngu si! Suốt ngày bị lừa, thường xuyên bị mắc lừa, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Trong thời kì Mạt pháp, chúng ta tự mình tu học, tự mình phải nghĩ xem chính xác hay không, nên tìm người ấn chứng cho, có thể, cần như vậy. Tìm ai? Tìm kinh điển, kinh điển ấn chứng cho chúng ta. Điều này tôi đã nói bao nhiêu năm nay rồi. Kinh luận ấn tri kiến của chúng ta, cách nhìn, cách nghĩ của chúng ta có sai lầm không. Mở kinh luận ra xem, thấy tương ưng với những điều kinh luận viết, đó là chính xác; không tương ưng với những gì trong kinh luận nói, vậy là sai lầm. Dùng cách này để ấn chứng. Dùng giới luật để ấn chứng hành vi chúng ta; lời nói của chúng ta; cử chỉ, hành động của chúng ta, giới luật làm ấn chứng. Cho nên tam tạng kinh điển chính là thứ ấn chứng cho chúng ta. Giúp chúng ta học tập, đồng thời ấn chứng cho chúng ta. Nếu như lời nói, việc làm tương ứng với giới luật, thì đó là chánh ngữ, chánh hạnh. Suy nghĩ, kiến giải của ta tương ứng với kinh luận, thì quí vị đã chánh tri, chánh kiến, Phật tri, Phật kiến, như thế là đúng, chứ đừng tìm người. Người, đúng là chân nhân không lộ tướng, lộ tướng thì không phải chân nhân, chân nhân có thể gặp nhưng không thể cầu. Nếu họ tự đến nói: Tôi là Phật gì đó tái lai, là Bồ Tát gì đó tái lai, thì đó toàn lừa bịp, không có chuyện đó đâu! Họ nói xong bèn đi ngay đó mới thật, không phải giả, vì sao? Vì họ không lừa người, thân phận nói ra rồi, họ liền đi, vãng sinh rồi, quí vị có tìm cũng không tìm được họ nữa, đó mới là thật. Nói xong còn ở lại, đó là lừa người, không phải thật.

Có người hỏi tôi: nói có một số người nói, người nào đó là Bồ tát gì đó tái lai, Phật gì đó tái lai, nhìn họ tu hành cũng được, thực sự họ là người tu hành tốt, cách giải thích này rất đơn giản, kinh luận đã nói hết rồi. Trong “Kinh Hoa Nghiêm”, đức Phật thường nói: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Họ nói ngươi là Phật tái lai cũng không sai, quí vị vốn là Phật. Đại sư Thiên Thai nói “lục tức Phật” tức là sáu loại Phật: thứ nhất là “Lí tức Phật”, tức là vị Phật chúng ta vừa nói, nói về lí thì tất cả chúng sanh vốn là Phật, điều này đích thực là thật, không phải giả. Nhưng hiện tại quí vị đang mê, mê rồi quí vị trở thành phàm phu. Phàm phu là gì? Thêm hai chữ đằng trước nữa, hồ đồ Phật. Tất cả chúng ta đều là Phật hồ đồ, cũng là Phật nhưng mê hoặc điên đảo, ở đây tạo nghiệp thọ báo, đây là Hồ đồ Phật.

Phật thứ hai, đại sư Trí Giả gọi là “Danh tự Phật”, hữu danh vô thực, chỉ trong danh tự, Danh tự Phật. Quí vị thọ giới Bồ tát, quí vị là danh tự Bồ tát, hữu danh vô thực. Người như thế rất nhiều, ở đâu cũng thấy.

Phật thứ ba có tên “Quán hạnh Phật”, là người tu hành thật sự, tuy họ chưa đoạn hết tập khí phiền não, nhưng họ chân tu, thật sự nương theo giáo pháp tu hành, họ học Thập thiện nghiệp đạo, học Tam quy ngũ giới, học lục Ba la mật, họ thật tu, đây gọi là Quán hạnh. Có công phu quán hạnh, nếu tu pháp môn Tịnh độ thì họ có thể vãng sinh vào cõi Phàm thánh đồng cư, quán hạnh tức. Nâng cao quán hạnh, nâng lên một bước chính là tương tự, tuy không phải thật nhưng rất giống, đó chính là họ tu tập rất tốt. Vì sao không phải là thật? Vì họ vẫn còn dùng vọng tâm, cũng tức là họ còn dùng A lại da, dùng tám thức năm mươi mốt tâm sở. Họ đã đạt đến địa vị nào rồi? Đã đạt đến Bồ tát, Phật trong mười pháp giới. Họ chưa chuyển thức thành trí, cho nên gọi “tương tự tức Phật”, rất giống. Tuy dùng là vọng tâm nhưng hoàn toàn y theo kinh, luật, luận để tu hành, tu rất giống, nên gọi “tương tự tức Phật”. Lên một bậc nữa gọi là “Phân chứng tức Phật”, đó là thật. Họ không dùng A lại da nữa. Chúng thường nói chuyển phàm thành thánh, cũng chính là chuyển A lại da thành Tứ trí Bồ đề. Đó là người nào? “Kinh Hoa Nghiêm” là bậc Viên giáo sơ trú trở lên. Đây là Pháp thân đại sĩ. Gọi “phân chứng” là vì họ chưa chứng đắc viên mãn, viên mãn chỉ có địa vị Diệu giác. Phân chứng là từ Sơ trú đến Đẳng giác, bốn mươi mốt vị thứ, bốn mươi mốt vị thứ đó đều gọi là “phân chứng Phật”. Viên mãn gọi là Diệu giác Phật, “Cứu cánh Phật”.

Đại sư Thiên Thai đã giới thiệu cho chúng ta sáu loại Phật, mỗi người chúng ta đều là hai trong đó, nói một cách phổ biến là một loại, tức là “lý tức Phật”. Trên lý mà nói, tất cả chúng sanh vốn là Phật. Điều này không sai tí nào, không nói sai, cũng không phải là lời nói dối. Nhưng từ sau khi mê rồi, tu tập trở lại phải trải qua từng giai đoạn. Vì thế, nếu không phải chân tu, không phải chân hành, chân tu, chính là “Danh tự tức Phật”, gọi là hữu danh vô thực.

Cổ đức thường nói: “Danh tự trung nhân”. Tức là nói tôi tu hành không có công phu, không tu được tốt. Tôi vẫn đang ở địa vị nào? Địa vị danh tự, hữu danh vô thực. Địa vị danh tự vẫn còn làm việc luân hồi trong lục đạo. Nói cách khác, vẫn chưa thoát khỏi tam đồ khổ báo, đến Quán hạnh mới có thể nói sẽ không đọa lạc ác đạo, họ không gặp Tịnh độ, không tu Tịnh độ, họ không ra khỏi luân hồi lục đạo, phần nhiều trở lại nhân gian hay cõi trời, hai cõi trời người đó, bởi họ chân tu. Những lời giáo huấn của Tổ sư đại đức chúng ta phải ghi nhớ, không thể bị lừa, không thể bị người khác lừa gạt. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại này là thời đại lừa bịp, có ai chưa từng gạt người khác? Tự hỏi mình xem đã lừa gạt ai chưa?

Thập thiện nghiệp đạo điều nào cũng chưa làm được. Không sát sinh, khi ghét bỏ liền giết. Tuy không giết nhưng trong suy nghĩ đã có ý niệm đó. Giống như ruồi, muỗi, thì khỏi cần phải nói, nó mới chích quí vị một cái, liền đập một cái chết luôn. Đó là sát sinh. Trộm cắp có không? Chỉ nghĩ lợi dụng người khác một chút chính là trộm cắp. Báo thuế, nghĩ xem kẽ hở của pháp luật có thể báo ít một chút được không, đó là trộm cắp, trộm thuế nhà nước. Phải cắt đứt ý niệm lợi dụng này, thì tâm trộm cắp mới đoạn được. Lúc vẫn còn chút ý niệm này, thì tâm trộm cắp vẫn chưa hết. Vì thế quí vị phải cẩn thận suy nghĩ, Thập thiện nghiệp đạo mỗi điều đều không dễ làm, mỗi điều đều phạm, tam qui ngũ giới cũng không còn nữa, toàn là danh tự, hữu danh vô thực. Bởi vì Thập thiện nghiệp đạo là nền tảng để làm người, Thập thiện nghiệp đạo tất cả đều phạm, thì điều kiện làm người cũng chưa đủ, làm sao có thể học Phật? Điều kiện để học Phật là làm người cho tốt. Cho nên điều đầu tiên của Tịnh nghiệp tam phước là điều kiện cơ bản để học Phật. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm không giết, tu thập thiện nghiệp, có điều kiện này mới có thể thọ tam qui, thọ tam qui ngũ giới, “đầy đủ tất cả các giới, không phạm oai nghi”.

Thập thiện nghiệp là nền tảng, bởi thế tự mình đối với bản thân phải rõ ràng, phải thấu đáo, học Phật không thể xa rời kinh điển. Phật là giáo dục, đạo tràng là trường học, có lý gì đến trường mà không lên lớp, làm gì có ngôi trường như thế! Nhất định phải biết, Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, 49 năm giảng kinh dạy học, chưa một ngày ngơi nghỉ, chưa một ngày nghỉ dạy, vì ngài dạy học! Không có pháp hội, trong kinh nói pháp hội là mở lớp dạy học, là hoạt động này, đến học tập Phật Pháp, gọi là pháp hội. Ngày nay toàn biến chất rồi. Nếu chúng ta thực sự học Phật, ngày trước tôi là người nỗ lực thực hiện một lời dạy của thầy giáo. Thầy nói với tôi: Triết học Phật giáo nằm ở trong kinh điển, không phải trong chùa chiền, bảo tôi tìm kinh điển, họct tập từ trong kinh điển. Lời chỉ dạy này vô cùng quan trọng, giống như học ở trường vậy, quí vị không thể xa rời sách giáo khoa, nếu quí vị xa rời sách vở thì quí vị học cái gì? Chư Phật Như lai sở tu, sở chứng, truyền lại, tất cả đều trong kinh điển, xa rời kinh điển chính là xa rời Phật pháp, mà bỏ rơi Phật pháp thì cùng lắm là học tập chữ nghĩa, hữu danh vô thực, đó không phải chân thực. Cho nên lợi ích đích thực của Phật pháp nhất định phải thực hành. Hai chữ “pháp yếu” vô cùng quan trọng, trong thời đại ngày nay của chúng ta, pháp yếu của chư Phật Như lai là gì? Là “Kinh Vô Lượng Thọ”, chính là pháp môn niệm Phật, vì sao vậy? pháp môn này nếu quí vị có được, quí vị thực sự tu học, quí vị sẽ thành tựu, quí vị thành tựu viên mãn ngay trong đời này. Quí vị tu pháp môn khác không chắc chắn lắm, không thể bảo đảm. Pháp môn này có thể bảo đảm quí vị sẽ thành tựu ngay trong kiếp này.

Tám thứ âm thanh mà Như lai có được, vốn sẵn có nơi tự tánh. Trong “Kinh Phạn Ma Dụ” có nói: tám âm là: thứ nhất, tiếng hay nhất, tiếng nó ai diệu, âm thanh này nghe hay, giống như âm nhạc vậy. “Ai” trong Trung Quốc cổ đại gọi là Nhã nhạc, phần nhiều là lời ca được xướng trong tế điển. Thứ hai, âm thanh dễ hiểu, ngôn từ dễ hiểu, không phải quá thâm sâu, quí vị nghe đều có thể nghe hiểu được, nếu nghe không hiểu, thì không thể sản sinh hiệu quả giáo hoá chúng sanh, nhất định phải giúp chúng sanh hiện tiền nghe hiểu được. Điều này chúng ta phải biết.

Giảng kinh, giảng cho ai nghe? Giảng cho đại chúng hiện tại nghe, đại chúng hiện tại trình độ như thế nào? Quí vị giảng sâu quá họ nghe không hiểu, nghe không hiểu không phải đã phí công rồi sao? Thời đại chúng tôi, lúc mới xuất gia làm một chú tiểu, có một vị pháp sư lớp trước, có một vị pháp sư giảng “Kinh Lăng Nghiêm”, ngài y theo chú giải cũ để giảng, rất nhiều thính chúng nghe không hiểu, tuy rất cung kính lão hoà thượng, cung kính lễ bái cúng dường, lão hoà thượng coi họ là thượng khách, đó là những người giàu có, quí nhân thành đạt, lão hoà thượng tiếp đón họ. Những người đó thưa: Bạch hoà thượng, kinh điển ngài giảng thật là hay, đáng nhưng tiếc thay bọn con không hiểu được. Lão hoà thượng rất đắc ý, kinh tôi giảng nếu quí vị đều nghe hiểu, vậy có còn giá trị không? Quí vị xem cách đối đáp rất thú vị, nghe rất thú vị. Kinh giảng mà nghe không cũng giống như không giảng rồi, nghe hiểu được gọi là khế cơ, họ nghe không hiểu, lí quí vị không giảng sai, nhưng quí vị không khế cơ. Khế lí không khế cơ, đó chính là hiện nay chúng ta nói lời vô ích; khế cơ không khế lí, đó gọi là lời ma quỷ, lời của yêu ma quỉ quái, không phải lời của Phật. Điều tôi giảng, quí vị rất dễ hiểu. Hiện nay người vừa nghe liền hiểu rõ. Một người nói lời quỷ quái, một người nói lời vô ích, không phải lãng phí thời gian sao?

Về lí không nói sai, lời lẽ mọi người đều có thể nghe hiểu, như thế mới hiệu quả, mới có thể nói là đại chúng được lợi ích. Vì vậy, lời lẽ hiểu được, ngôn từ dễ hiểu quan trọng.

Thứ ba, thanh âm điều hoà, lớn nhỏ vừa đủ, người nghe dung hoà, tự nhiên hiểu được lý trung đạo, câu này thật không dễ. Thực sự chỉ người minh tâm kiến tánh, những người đại tu hành mới có công phu này, người bình thường không làm được. Âm điệu hoà nhã, âm lượng vừa phải, khiến người nghe có thể cảm nhận được cái gọi là “ý tại ngôn ngoại”, người nói nếu như có công phu, người nghe cũng có trình độ, chưa có trình độ này thì người nghe, vẫn là thành kính như đại sư Ấn Quang đã nói. người tâm tình hời hợt, Phật đến giảng cũng vô ích. Người không có tâm cung kính thì sẽ hoài nghi Thánh giáo, vậy thì vô cùng khó khăn. Bản thân họ có chướng ngại nghiêm trọng.

Thứ tư, âm thanh nhu nhuyến, tiếng nghe nhẹ nhàng, người nghe hoan hỉ, bỏ ý ương ngạnh, tự nhiên lề lối. Vấn đề này, người thế gian chúng ta có thể làm được. Hợp với âm thanh nhu hoà đã nói ở trên, trong “Hoàn Nguyên Quán” hướng dẫn chúng ta xử sự, tiếp vật, đối đãi mọi người phải nhu hòa chất trực. Chất trực chính có chúng ta khi xử sự, đối người, tiếp vật phải dùng chân tâm, thái độ cần nhu hoà. chúng ta thường nói bình dị dễ gần, đối đãi người bình đẳng. Bản thân thực sự có thể khiêm cung, có thể tôn trọng người khác, cư xử bình dị với mọi người, đây là thái độ cơ bản của việc đối nhân xử thế, Bồ tát đều có đủ điều này.

Thứ năm, “không ngộ thanh”, ngộ là sai lầm, tức là sai, lời lẽ không có sai sót, người nghe ai nấy được chánh kiến, lìa được 95 loại sai lầm của ngoại đạo. 95 loại sai lầm của ngoại đạo, sau này chúng ta sẽ nói đến. “Kinh Hoa Nghiêm” và “Kinh Bát Nhã” nói 96 thứ ngoại đạo, còn một loại kia từ đâu mà có? Loại đó trong Phật Giáo gọi là A la hán. Quí vị xem, trong giáo lí Đại thừa coi A la hán là ngoại đạo, là ngoại đạo thứ 96, vì sao vậy? Đó là Phật pháp nhưng là Phật Pháp Tiểu thừa. Nếu chấp trước Tiểu thừa, không còn phấn đấu nữa liền gọi là ngoại đạo. Lúc Tiểu thừa tốt nghiệp, nhất định phải hồi tiểu hướng đại, phải vào Đại Thừa, vậy là đúng rồi. Nhưng Tiểu thừa là đã hài lòng rồi, vậy là sai rồi.

Thứ sáu, không nói tiếng người nữ, tiếng nói mạnh mẽ, người nghe kính phục, người nghe được tôn kính quí vị, phục quí vị,“ngoại đạo qui thuận”, ma vương ngoại đạo nghe quí vị thuyết pháp, đều mong muốn đến quy y, đều tình nguyện học tập quí vị. “thuận” có nghĩa là học tập theo quí vị.

Thứ bảy, âm thanh tôn tuệ, tiếng nói nghiêm túc, uy nghiêm, có sự nghiêm túc, “thế nhân tôn trọng”, tức là người trong thế gian đặc biệt tôn trọng quí vị, “âm thanh của người có trí tuệ, người nghe tôn trọng”, người có trí tuệ, lời nói của họ làm cho người nghe đều tôn trọng, đều hoan hỉ. Vì sao vậy? Những gì người trí nói ra đều là chánh luận, không phải là thừa, không có tri kiến sai lầm, khiến người nghe được, quí vị xem, “trí giải khai lãng”, nghe được hoan hỉ. Người khai ngộ tất nhiên không vấn đề gì, những người chưa khai ngộ phải làm sao? Đọc nhiều kinh sách là được, quí vị thường đọc, đọc nhiều rồi ấn tượng càng sâu sắc, tri kiến sai lầm của có thể liền ít lại; chánh tri, chánh kiến nhiều thêm. Đây chính là chúng sanh trong pháp giới Tứ thánh. Tuy họ vẫn còn dùng bát thức 51 tâm sở, dùng vọng tâm, nhưng ngày ngày họ không rời kinh giáo, mỗi ngày đều đang học tập, nên học tập rất giống, Thiên Thai đại sư gọi họ là tương tự tức Phật, họ rất giống Phật, không phải Phật. Không phải Phật là sao? Phật dùng chân tâm, họ dùng vọng tâm, họ không dùng chân tâm, nhưng trong vọng tâm toàn là Phật pháp.

Tuy là vọng tâm nhưng dường như là thật, thế nên Tứ thánh pháp giới gọi là tương tự tức Phật. Bốn cấp bậc: Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật. Ở thế giới Cực lạc phương Tây là cõi Phương tiện hữu dư, đây là lời trí tuệ được tôn trọng.

Thứ tám, tiếng sâu xa, tiếng họ sâu xa, giống như tiếng sấm, người nghe đều chứng được nghĩa lí sâu xa. Điều này cũng chỉ Phật mới có, người bình thường không có, âm thanh của họ chấn động lòng người, có thể phá tan phiền não, có thể khiến người khai mở trí tuệ. Đây là điều trong “Kinh Phạm Ma Dụ” nói.

Tiếp theo, “Lại tám âm thanh, sư Gia Tường nói: Thứ nhất là “vang”, thứ hai, “thấu triệt”, vang là âm thanh vang dội. Thứ hai là triệt, triệt là thuộc về rõ ràng, thông thường chúng ta nói thanh triệt, nghĩa là thanh tịnh rõ ràng. Thứ tư là mềm mại, thứ năm là ai, thứ sáu là lượng, thứ bảy là hoà, thứ tám là nhã, đây là lời của sư Gia Tường.

“Sướng là nói, nói rõ”, như kinh “A Di Đà”nói, kì âm diễn sướng, ngũ căn, ngũ lực..., đây là những lời trong “Kinh A Di Đà” Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán Phật A Di Đà. Kì âm diễn sướng, những giáo nghĩa cơ bản của thế giới Cực lạc, ngũ căn ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo, đây là những điều thường nói ở cõi Phàm thánh đồng cư.

Âm thanh vi diệu là âm thanh diệu pháp, Di đà đầy đủ bát âm để diễn thuyết diệu pháp, nên nói bát âm sướng diệu thanh”. Câu này tán thán sự viên mãn của âm thanh thuyết pháp của Phật A Di Đà. Đây là lời tán thán của đức Thế tôn.

Tiếp theo là lời Phật A Di Đà tự nói, “Bồ tát trong mười phương đến, ta đều biết nguyện của họ”. Ta ở đây là Phật A Di Đà, “đoạn này từ câu thứ hai, cho đến phần cuối của đoạn này “tất thành như thị sát”, “đều là lời Thích tôn bổn sư chuyển thuật những lời diễn xướng pháp âm của Phật A Di Đà.”

Lời của Phật A Di Đà nói. Chánh sĩ tức Bồ tát, như mười sáu vị Bồ tát đã được nhắc đến trong kinh này”. Mở đầu của kinh này, Bồ tát xuất gia chỉ có ba vị, tiếp theo lại có “các vị Hiền Hộ, có mười sáu vị”, mười sáu vị này là Bồ tát tại gia, hơn nữa đều là Bồ tát Đẳng giác tại gia. Địa vị của họ bình đẳng với Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí Bồ Tát. Không phải người tại gia thì không thể thành tựu, người tại gia có thể thành tựu.

Ngày xưa, đức Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở đời, cũng là hai Đức Phật đồng thời xuất hiện, mọi người chỉ biết đến Thích Ca Mâu Ni Phật, ngài thị hiện xuất gia, còn một vị Phật tại gia là cư sĩ Duy Ma. Cư sĩ Duy Ma là một vị Phật thị hiện thân phận tại gia. Quí vị xem các đệ tử của Thích Ca Mâu Ni Phật như Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, những vị này nghe Duy Ma giảng kinh, gặp cư sĩ Duy ma đều đảnh lễ ba lạy, nhiễu quanh ba vòng, điều này hoàn toàn giống với lễ tiết khi gặp Thích Ca Mâu Ni Phật. Vì thế vấn đề này chúng ta phải hiểu thấu đáo, không thể vừa xuất gia đã cống cao ngã mạn, liền cho rằng ta giỏi dang lắm, người tại gia phải lạy ta, sai lầm. Phật môn là đạo dạy học, người thầy là lớn nhất, ai đứng trên bục giảng kinh là thầy giáo, dù là một nữ cư sĩ tại gia đứng trên bục giảng kinh, chúng ta là Tỳ kheo xuất gia, liệu nên đảnh lễ cô ấy không? Nên, cô ấy thay Phật thuyết pháp, không thể nói cô ta là người tại gia, lại là phụ nữ, cô ta không lên bục nói chuyện thì còn được, khi đã lên bục để nói chuyện thì không được, nhất định phải kính lễ. Bởi thế người lên bục nói chuyện cũng nên lịch sự, e ngại những gì? Ngại không dám nhận, vì vậy nên thỉnh một tượng Phật nhỏ để trước bục giảng kinh của mình, quí vị lạy là lạy Phật, đây là một kiểu phương tiện thiện xảo, đây cũng là điều đúng. Bậc đại đức thực sự, chứng quả vị rồi thì không nói làm gì, quí vị thật sự không thể sánh bằng, vì thế Phật pháp là pháp thực sự bình đẳng, quan trọng nhất là đức hạnh, tu chứng, còn những thứ khác là thứ yếu.

Chánh sĩ”, từ thường gọi Bồ tát. “Ngô giả”, “ngô tất tri bỉ nguyện”, “ngô” là từ Phật A Di Đà tự xưng, “Ý nói mười phương Bồ tát đến đây”, đến thế giới Cực lạc, đến thăm Phật A di đà, “đều có đủ đại nguyện thù thắng, tôi đều hiểu cả”. Phật A Di Đà đều hiểu hết, tất cả những suy nghĩ nhỏ nhất của quí vị Phật đều rõ ràng, chi tiết nhỏ nhiệm đến mức nào? Từ vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp, quí vị đã làm những gì, những tư liệu của quí vị, Phật A Di Đà đều thấy rõ hết, quí hóa là lần phản tỉnh này. Vì thế Phật A Di Đà vô cùng hoan nghênh, hoan nghênh quí vị đến.

Nguyện đó là muốn cầu trang nghiêm Tịnh độ, thọ kí sẽ thành Phật”, đến thế giới Cực lạc, các vị Bồ tát đến lạy Phật A di đà, vì sao phải như thế? Lí do nằm trong mười chữ: “chí cầu nghiêm Tịnh độ, thọ kí đương tác Phật”. Họ đến để làm Phật, không vì lí do nào khác. Giống như trong “Đàn Kinh” ghi chép, khi đại sư Huệ Năng đến lạy Ngũ tổ, Ngũ tổ hỏi Ngài: Ông đến đây làm gì, Ông muốn điều gì? Đại sư rất tự nhiên: “Con muốn đến làm Phật”. Có lẽ cả đời Ngũ tổ chưa bao giờ gặp ai như người này. Thông thường một người đến chùa họ cầu những gì? Cầu thăng quan phát tài, đều cầu tiếng tăm lợi dưỡng, người này đến chùa lại cầu làm Phật. Lần đầu tiên gặp mặt, lần đầu tiên nói chuyện khẩu khí đã lợi hại.

Những vị Bồ tát đến thế giới cực lạc để làm gì? là cầu làm Phật, cầu A Di Đà Phật giúp họ thành Phật, cầu Phật quốc độ của họ trong tương lai cũng trang nghiêm thanh tịnh như cõi nước Phật A di đà. Những người này là cầu như thế, A Di Đà Phật biết rõ hết.

Những Bồ tát này phát những đại nguyện như thế, nên Phật Di đà khen ngợi họ”, Phật A Di Đà khen ngợi họ, rất quí hóa. Phật A Di Đà không nói họ quá cuồng vọng, quá tự đại, không nói vậy. Vì sao vậy? họ chân tâm, họ thực sự có năng lực này, họ có những điều kiện để đến thăm Phật A di đà, họ không phải là những người bình thường, người bình thường không gặp được. “Chúng sanh khởi tâm, động niệm, Như lai thấy hết biết hết”, câu nói này chúng ta nên nhớ kỹ trong lòng. Bất luận quí vị đang ở nơi nào, ẩn mật không ai nhìn thấy, nhưng quí vị khởi tâm, động niệm là Phật đã biết, không giấu được ai. Ý niệm đáng xấu hổ không thể khởi được, hành vi đáng xấu hổ không thể có. Người không học Phật không biết được, người có học Phật khi đọc đến đây họ liền hiểu rõ. Với những câu này, chúng ta thực sự hiểu rõ, rõ ràng, vẫn là nhờ các nhà khoa học, nhà khoa học biết được. Nhà khoa học nói với chúng ta, tất cả những hiện tượng, bao gồm hiện tượng vật chất, đều luôn luôn dao động, dao động này không ngừng nghỉ. Mỗi năng lượng của sự dao động đều biến khắp pháp giới. chúng ta nói tốc độ, không có tốc độ nào có thể dao động nhanh hơn dao động của A lại da. Chúng ta vừa khởi niệm là đệ lục thức dao động, Lục thức, Thất thức, Bát thức ý thức này dao động. Những hiện tượng vật chất của chúng ta như da, móng tay, những thứ này đều có hiện tượng dao động. Tốc độ của dao động này như Bồ tát Di lặc đã nói, một lần búng ngón tay có ba mươi hai ức trăm nghìn niệm, nghĩa là ba mươi hai ức trăm nghìn lần. Mỗi lần như thế đều biến khắp pháp giới, lập tức biến khắp pháp giới. Đây là những phát hiện của các nhà khoa học, hoàn toàn tương đồng với những gì trong kinh Phật nói. Từ ba nghìn năm trước Phật đã nói, những gì các nhà khoa học phát hiện bất quá chỉ mới ba mươi năm nay, lúc đó hiện tượng vật chất mới được làm rõ ràng, thấu đáo, vật chất là gì? Phát hiện này vô cùng quan trọng, nhờ những phát hiện này mà chúng ta mới thực sự hiểu được câu Phật thường nói trong kinh, “Tất cả pháp đều được sinh ra từ tâm tưởng”.

Ngày trước, chúng ta cũng biết những chữ này, đều đọc được, nhưng không hề biết ý nghĩa thật sự của nó. Khoa học vừa phát hiện, đem ra đối chiếu, lúc đó chúng ta mới hiểu ra. Quí vị xem, họ mới phát hiện ra, nhưng ba nghìn năm trước Phật đã nói rồi, nói rõ ràng đến vậy. Cho nên tâm địa con người phải quang minh chính đại, không thể có mảy may hắc ám, không ai không biết được.

Trong những lần giảng kinh, tôi cũng từng nói với tất cả mọi người, thân thể của chúng ta, khi khởi tâm, động niệm, bao gồm những hiện tượng vật chất toàn thân, giống như một máy phát điện, những sóng điện chúng ta phát đi bốn phương tám hướng, khắp cả pháp giới hư không giới.

Trong “Hoàn Nguyên Quán” nói đến ba thứ châu biến, thứ nhất là “châu biến pháp giới”, khi tin tức này được truyền đi, từng niệm niệm tin tức được phát đi khắp cả pháp giới, “sinh ra nhiều vô tận”, sinh vô số những ý niệm này, nó làm thay đổi môi trường xung quanh, môi trường có ba thứ hiện tượng, đó là hiện tượng tự nhiên, hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, tất cả đều bị ảnh hưởng. Cơ thể của chúng ta đồng thời cũng là cỗ máy thu, khắp pháp giới hư không giới, họ phát ra những tín hiệu thì chúng ta đều thu được. Tất cả đều thu được, nhưng đáng tiếc, hiện tại cỗ máy chúng ta bị sự cố, không phải không thu được, vì có sự cố nên không có cảm ứng, không thể cảm nhận được. Sự cố thế nào? Đó là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khi buông bỏ được vọng tưởng, phân biệt chấp trước thì hết chướng ngại, cỗ máy này rất nhanh nhạy giống như chư Phật Như lai vậy, không hiếm lạ chút nào cả. Phật A Di Đà biết, mỗi người chúng ta đều biết, chỉ cần quí vị buông bỏ tất cả những chướng ngại thì quí vị đều có thể biết được.

Tiếp theo nói, hiện tại, “hiện chư chánh sĩ”, hiện là hiện tại, rất nhiều Bồ tát như vậy từ mười phương đến. Chánh sĩ tức Bồ tát, gọi là chánh sĩ, cũng gọi là khai sĩ, cũng gọi là đại sĩ, như Quan Âm đại sĩ, tất cả đều là xưng hô Pháp thân Bồ Tát minh tâm kiến tánh. “Sĩ”, ở Trung Quốc chỉ những người có đạo đức, có học vấn, có địa vị, gọi những người này là “sĩ”. Ngày nay nói là phần tử tri thức, nhưng phần tử tri thức không bao quát hết ý nghĩa chữ sĩ, chỉ có thể bao gồm tri thức phong phú của họ. Thực tế trong chữ sĩ này, bao gồm có trí tuệ, đức năng, tướng hảo, mới có thể gọi họ là sĩ.

“Nguyện như Di đà’, chúng ta nên học theo, kì thực những vị này cùng với A Xà vương tử trước đây chúng ta đã nói đến, đoàn thể nhỏ của họ gồm 500 người, lúc Thế tôn giảng kinh, họ vào nghe kinh, sau khi nghe xong họ rất hoan hỉ, trong lòng phát nguyện, tương lai chúng tôi thành Phật, sẽ giống Phật A di đà vậy. Những người này khởi tâm động niệm thì Phật Thích Ca Mâu Ni biết, lúc đó liền thọ kí cho họ, tương lai các vị nhất định có thể mãn nguyện. Khi thấy Phật A Di Đà sẽ giống như Ngài vậy, thấy được thế giới Cực lạc, nơi tôi cư trú trong tương lai sẽ giống thế giới Cực lạc vậy. Đây chính là “nguyện như Di đà, thành tựu Đại giác”, giác ngộ viên mãn rốt ráo.

Nhiếp thủ Phật độ”, muốn giống Phật A Di Đà vậy, Phật độ đó không cần thiết kế, không cần thợ thuyền đến xây dựng, tất cả đều tự nhiên thành tựu.

Thế giới chúng ta đây, trời Hoá lạc tự nhiên thành tựu, trời Tha hoá tự tại tự nhiên thành tựu, lên trên, mười tám tầng trời Tứ thiền đều tự nhiên thành tựu. Trong lục đạo cũng có những hiện tượng tự nhiên thành tựu, không cần thi công. Thiên nhân ở cõi trời thứ năm, thiên nhân ở cõi trời thứ sáu, làm sao sánh được với thế giới Cực lạc? Vì thế, thế giới Cực lạc, vạn sự vạn vật đều tự nhiên thành tựu, chúng ta có thể tin tưởng được. Cái gì thành tựu? Ý niệm, tự nhiên thành tựu, ý niệm đó chính là 48 lời nguyện, công đức của Ngài là năm kiếp tu hành, nguyên nhân này tự nhiên thành tựu. Chúng ta hiểu rõ rồi, chúng ta phải dụng công phu nơi việc tu nhân. Mỗi nguyện trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà đều vì chúng sanh, không có nguyện nào vì bản thân, chắc chắn không có tự tư tự lợi. Khởi tâm động niệm đều vì khắp pháp giới hư không giới, tất cả lục đạo chúng sanh trong Phật quốc độ mà lo nghĩ. Lục đạo chúng sanh đáng thương, mê lầm sâu quá, mê lầm lâu quá, tuy vốn đã là Phật, hiện nay họ đang chịu khổ, vì thế thu nhiếp cõi Phật giống như Phật A Di Đà vậy, là dùng để tiếp dẫn chúng sanh.

Trước tiên quí vị muốn giúp những chúng này thoát khổ được vui, quí vị phải an trí họ một nơi an ổn, có thế giới Cực lạc có thể an trí họ. Nơi Thế giới Cực Lạc có thể học tập, A Di Đà Phật tại Thế giới Cực Lạc ngày ngày giảng kinh thuyết pháp, chưa từng gián đoạn, vì thế họ thành tựu rất nhanh.

Người ở thế giới Cực lạc khác với thân thể chúng ta ở đây, chúng ta là thân thể máu thịt, mỗi ngày phải ăn uống để nuôi nó; thân ở thế giới Cực lạc là thân pháp tánh, không cần ăn uống, thành phần dinh dưỡng là đức năng trong tự tánh, tự tánh vốn có năng lượng công đức, những thứ này lấy mãi không vơi, dùng mãi không cạn, vì vậy không cần ăn uống, cũng không cần ngủ nghỉ. Chúng ta nói 24 tiếng, người ta học tập 24 tiếng không ngừng. Ở đây lúc chúng ta phải ăn uống, ngủ nghỉ, quí vị xem hết nữa thời gian rồi, đều bị lãng phí. Ưu điểm của thế giới Cực lạc có rất nhiều.

Phật tức tri chi”, Phật A Di Đà hoàn toàn biết được, “vì thế nói pháp vô thượng tương ưng để hoàn thiện nguyện này”. Hai từ “vô thượng” và “tương ưng” rất quan trọng, nghĩa là pháp mà họ muốn, pháp mà họ cần thiết, liền nói cho họ pháp này, vậy mới mãn nguyện cho họ.

Thuyết pháp dưới đây, trong đoạn này, Niệm Lão đã chia thuyết pháp thành ba đoạn. Xem đoạn thứ nhất trước, có một bài kệ:

Giác liễu nhất thiết pháp,

Như mộng như tiếng vang,

Mãn túc các diệu nguyện,

Tất thành quốc độ này.

Trong bài kệ này rất sâu sắc, nghĩa lý sâu rộng vô bờ. “Giác ngộ tất cả pháp”, giác là chứng ngộ, đại triệt đại ngộ; liễu là liễu tri; nhất thiết pháp là tổng tất cả các pháp của vạn hữu, khắp pháp giới hư không giới quá khứ, hiện tại, vị lai, không thiếu pháp nào, đây là tất cả pháp.

“Luận Đại Trí Độ” viết: Tất cả pháp, lược nói có ba loại, thứ nhất là pháp hữu vi, pháp hữu vi là pháp có sinh có diệt, nên gọi là pháp hữu vi. Nhập môn Tướng tông, bắt đầu từ “Bách pháp minh môn”, đây là Pháp tướng tông của Đại thừa. “Bách Pháp Minh Môn”, giống như “Tam Tự Kinh” của thế gian vậy, các em nhỏ đến lớp trước tiên phải học nó. Bách pháp bắt đầu từ đâu? Từ tất cả pháp, Bồ tát Di lặc, đây là một chuyên gia về duy thức trong nhà Phật, chuyên nghiên cứu duy thức, Ngài đã sáng tác bộ đại luận “Du Già Sư Địa Luận”, đưa tất cả pháp qui nạp thành 660 pháp. Bồ tát Thiên Thân thấy 660 pháp nhiều quá, không tiện cho người mới học, nên đã đem 660 pháp qui nạp lại lần nữa thành 100 pháp. Vì vậy, nếu mở rộng thì trăm pháp trở thành 660 pháp, 660 pháp triển khai chính là tất cả pháp. Trong trăm pháp, 100 pháp này, 94 loại đầu đều gọi là pháp hữu vi, nghĩa là có sinh có diệt, sáu loại còn lại gọi là pháp vô vi. Trong sáu loại pháp vô vi, năm loại trước là tương tự vô vi, không phải thật, nhưng nó không phải là pháp hữu vi, nên liệt nó vào vô vi, thực sự pháp vô vi chỉ có một, đó là pháp cuối cùng, chân như vô vi. Chân như là tự tánh, chân như chính là Thường tịch quang, đó mới thật là pháp vô vi, vì thế thứ hai gọi là vô vi.

Thứ ba là “pháp không thể nói”, pháp không thể nói này, là pháp Chư Phật Như Lai chứng đắc được, Đại Bồ tát cũng có chứng đắc, nhưng là chứng đắc mơ hồ chưa rõ ràng. Họ nhập vào cảnh giới này nhưng không rõ ràng quá, cùng với sự nhạt dần của tập khí vô minh, họ càng ngày càng rõ ràng. Giống như Bồ tát thập trú, mới chứng đắc, Bồ tát thập hạnh còn rõ ràng hơn Bồ tát thập trú, Thập hồi hướng lại rõ ràng hơn Thập hạnh, Bồ tát Thập địa rõ ràng hơn Tam hiền, đến Đẳng giác thì dường như hoàn toàn rõ ràng rồi, đến gần với Diệu giác. Địa vị Diệu giác thì rõ ràng tất cả, thực sự quay về tự tánh. Vì thế trong cảnh giới của họ không còn thấy Thật báo độ nữa. Cuối cùng là thuần chân, đó là Thường tịch quang.

Như mộng huyễn hưởng”, biết rõ tất cả pháp như tiếng vang, mộng huyễn, đây là một cách ví von. “các pháp đều hư vọng không thật, như mộng, như huyễn hoá, như tiếng vang.

Phía dưới trong ngoặc đơn “tiếng vang trong nhà trống”. Cách ví dụ của người xưa rất khéo, cổ nhân gọi đó là tiếng vang trong hang trống, hang núi, nếu hét một tiếng dài trong hang núi thì nó sẽ vọng lại, đó là “tiếng vang trong hang núi”. Cả ba thí dụ này đều tỷ dụ nó không thật có, mà Phật trong thí dụ này dùng mộng để nói nhiều nhất, như mộng.

Cuộc đời như mộng, luân hồi lục đạo như mộng, thập pháp giới như mộng, nghĩa là Thật báo trang nghiêm độ của chư Phật Như lai cũng như mộng, chỉ có một thứ chân thật đó là Thường tịch quang. Trong Thường tịch quang không có một thứ gì cả, cho nên chỉ thuần ánh sáng, cũng gọi nó là Đại quang minh tạng. Đại quang minh tạng chính là Thường tịch quang. Không có gì cả nhưng cái gì cũng có thể hiện, vì thế nó không phải là chết, nó đang sống động, cái gì cũng có thể hiện, vạn sự vạn vật được hiện ra, nó có năng lực duyên đến sở hiện, nhưng không thể duyên đến năng hiện, vì vậy khoa học, triết học ngày nay, nó có thể duyên đến sở hiện, nhưng không duyên đến được năng hiện. Năng hiện chính là tự thể, chính là tự tánh, làm sao mới có thể chứng được năng hiện? Bắt buộc phải buông bỏ tất cả những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Một khi đã buông bỏ là thấy ngay, liền kiến tánh rồi. Phàm phu thấy tánh có khó không? Không khó, quyết tâm buông bỏ sẽ thấy ngay trong hiện tại, lúc nào buông bỏ thì lúc đó thấy được. Cho nên nếu quí vị hỏi lúc nào tôi mới có thể thành Phật? Đừng hỏi người khác mà nên hỏi chính mình, lúc nào bản thân chịu buông bỏ thì lúc đó sẽ thành Phật. Đây là điều chân thật, không phải nói suông. Hỏi người khác, người ta bảo quí vị buông bỏ ngay mà quí vị không chịu buông, vậy thì có ích gì! Chuyện này phải hỏi chính mình.

Như mộng, dưới đây chỉ là những câu phụ thêm, “huyễn hoá”, đây cũng là giả, giống như ảo thuật, đây là một thủ đoạn huyễn hóa. Hiện nay huyễn hóa khoa học kỹ thuật nhiều quá, cũng rất phức tạp, đều không phải thật.

Như tiếng vang”, có sự không có lí, nhưng thực sự cũng không phải thật, chỉ là trong khoảnh khắc nó có vẻ như có, sau khi qua rồi lại không còn dấu vết.

“Đại Trí Độ Luận” viết: Như mộng là như trong mộng, không có thật, cho nó thật có. Mộng là giả, ở trong mộng, nếu quí vị không tỉnh dậy thì quí vị vẫn cho đó là thật, sau khi tỉnh dậy, mới biết là giả. Vì thế, “tỉnh rồi biết không, tự cười một mình”, mơ một giấc mơ, mỗi người chúng ta đều có kinh nghiệm nằm mơ, nên Phật dùng thí dụ này vô cùng thân thiết, thực sự cuộc đời là giấc mộng. Năm xưa khi Thế Tôn còn tại thế, giảng kinh thuyết pháp, đề mục lớn nhất đó là Bát nhã. “Đại Tạng Kinh” được dịch ra tiếng Trung, bộ kinh dài nhất chính là “Đại Bát Nhã Kinh”, gồm 600 cuốn, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, thời gian giảng Bát nhã đề mục lớn này là 22 năm. Trong suốt cuộc đời Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh 49 năm, thời gian 22 năm là giảng Bát Nhã. Chúng ta liền biết, đây là trọng điểm trong cuộc đời dạy học của đức Thế Tôn, chủ yếu là giảng Bát nhã cho chúng ta.

Bát nhã là trí tuệ, trí tuệ chân thật, vậy nên học phật là học những gì? Học phật là học khai mở trí tuệ, từ đâu mà có trí tuệ? Trí tuệ vốn có trong tự tánh của chúng ta. 600 cuốn “kinh Bát nhã” nói những gì? Nếu nỗ lực đọc từ đầu đến cuối một lượt, một bản dày 24 quyển như thế này, nếu thực sự nỗ lực thì phải mất thời gian gần một năm mới đọc hết bộ kinh đó. Nội dung nói gì? Tôi tổng kết trong 12 chữ, tất cả pháp không thật có, rốt ráo không, bất khả đắc. Thế tôn giảng điều này giảng 22 năm. Trí tuệ chân thực đối với tất cả pháp thế gian xuất thế gian không còn chấp trước, quí vị có thể không buông bỏ sao? Quí vị không buông bỏ thì tự mình chịu thiệt, thiệt gì? Không buông bỏ là tự tạo nghiệp chướng, nói đơn giản nhất để mọi người hiểu, đã tạo nghiệp thì phải thọ báo quí vị phải luân hồi, nếu quí vị buông bỏ triệt để, quí vị sẽ không còn tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì quí vị vượt thoát luân hồi, không còn luân hồi nữa.

Bởi vậy thế gian này, cái gì là chân, cái gì là giả, trước hết chúng ta phải rõ ràng. Chúng cần thứ chân thật và bỏ thứ giả dối, “phàm có hình tướng, đều là hư vọng”, có thể thọ dụng tướng nhưng đừng chấp trước, đừng phân biệt, đừng khởi tâm động niệm với nó, quí vị sai lầm rồi. Khởi tâm động niệm là quí vị đã mê lầm, phân biệt, chấp trước là quí vị đã tạo nghiệp, quí vị phải chịu quả báo. Quả báo đó cũng chỉ là bọt nước, mộng huyễn, chịu một cách oan uổng. Giống như gặp ác mộng vậy, kêu khổ trong mơ, tỉnh dậy mồ hôi đầm đìa. Sợ cho tỉnh luôn, là giả, không có chút nào thật. Bởi thế giáo huấn của nhà Phật, thực sự tu hành, không có gì khác ngoài buông bỏ, buông bỏ chính là!

Chư Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, đây là tên gọi của học vị, cũng không phải thật. Buông bỏ tất cả là quí vị thành Phật, đây là học vị cao nhất. Không thể buông bỏ tất cả, còn lưu luyến một chút đó là Bồ tát, Bồ tát là người chưa hoàn toàn buông xả. A la hán chỉ buông bỏ được một ít. Luân hồi không còn nữa, luân hồi lục đạo không còn nữa. Phàm phu là chấp chặt nhất, không chịu buông bỏ, đó là tạo nghiệp tam đồ, tạo nghiệp địa ngục. Phật nói những lời chân thật với chúng ta, không phải là giả dối.

“Lại nói: Tất cả chư hành như huyễn, lừa dối con trẻ, thuộc nhân duyên, không tự tại, không bền vững”. Khi thuyết pháp độ sanh, chư Phật Như lai có một thí dụ như thế này, thí dụ này do Phật nói, giống như thứ gì? Như “lá vàng dỗ trẻ”, đứa trẻ đang khóc, kêu la, quấy phá, Phật thuyết pháp chính là gì? Nhặt một chiếc lá vàng trên đất, khi mùa thu đến, những chiếc lá rơi xuống có màu vàng, nói với đứa trẻ: Này cháu, nó là vàng đấy, quí lắm, mang đi đổi kẹo ăn, đừng khóc nữa, nó liền nín khóc, như thế gọi là “lá vàng dỗ trẻ”. Thích Ca Mâu Ni Phật bốn mươi chín năm thuyếp pháp là gì? Lá vàng dỗ trẻ, quí vị được Phật pháp rồi, hiệu quả thật có, quả nhiên hết khóc, không phải đã thành công rồi sao?

Quí vị liền hiểu được thế nào là tính chất của Phật pháp, Phật pháp cũng là giả, làm gì có Phật pháp! Vì quí vị mê, giúp quí vị phá mê khai ngộ, đó gọi là Phật pháp. Quí vị giác ngộ rồi, giác ngộ thì pháp không còn nữa. Giống như khi quí vị đang ốm, mang thuốc cho quí vị uống, lành bệnh rồi, không cần thuốc nữa. Khỏi bệnh rồi mà vẫn uống thuốc, không phải quí vị uống cho bệnh trở lại sao?

Đây chính là điều Phật nói trong “Kinh Bát Nhã”: “pháp còn nên bỏ, hà huống phi pháp”, nói cho quí vị biết Phật pháp không phải là thật, dùng thuyền để sang sông, thuyền là công cụ; Phật pháp là một công cụ giúp quí vị qua sông, cập bến rồi, thì vứt bỏ nó đi, chứ không thể vác mãi trên lưng, phải nên hiểu rõ vấn đề này. Qua được sông mà vẫn cõng Phật pháp trên lưng là không được rồi, quí vị vẫn tiếp tục đọa lạc. Quí vị xem tâm địa này trong sạch biết bao, ngay Phật pháp còn không có, vì thế đạo tràng đích thực là gì? Đạo tràng tuyệt vời nhất, vô cùng thù thắng trang nghiêm, là đạo tràng của Phật Thích Ca Mâu Ni, đạo tràng của Phật Thích Ca Mâu Ni ở đâu? Ở đồng hoang, dưới rừng cây, hôm nay ở đây, ngày mai chỗ kia. Ngài sống đời du mục, không cố định nơi ở, muốn đến đâu thì đến đó, ngủ dưới gốc cây, ăn ngày một bữa. Đây chính là đạo tràng đích thực. Dựng nên một ngôi chùa, đó là giả, đắp một vài pho tượng, cũng giả, đó đều là “lá vàng dỗ trẻ”. Quí vị phải hiểu rõ đạo lý này. Đạo tràng trang nghiêm đó để đón tiếp những ai? Đón tiếp những người sơ học, thực sự nhập vào cảnh giới rồi thì không cần nữa. Khi thực sự nhập vào cảnh giới thì họ đi vào hang động, lập một am tranh nhỏ trên đỉnh núi, thực sự như thế.

Quí vị xem ngày xưa ở Trung Quốc, danh sơn bảo sát, người thực sự tu hành đều không trú trong chùa chiền, xung quanh chùa, đi bộ khoảng nửa giờ trở lên có am tranh nhỏ, một hai vị ở đó, đó thực sự là đạo tràng, thực sự tu hành. Chùa chiền là gì? đó là nơi dừng chân của tín đồ, không phải là chỗ để tu tập, đó là nơi tiếp dẫn mọi người, nơi để giảng kinh thuyết pháp. Giảng kinh thì phải có người nghe, là nơi giảng kinh thuyết pháp, giảng kinh xong, họ quay về am thất, không còn ở đó nữa, cuộc sống của người tu càng đơn giản càng hay!

Ở đây nói tất cả pháp thuộc nhân duyên, nhân duyên đến thì pháp có mặt, hết duyên thì pháp không còn, vì thế nó không phải thật, tất cả pháp đều do duyên sinh. Con người duyên sinh pháp, động vật nhân duyên sinh pháp, cỏ cây hoa lá nhờ duyên sinh pháp, núi sông đất đai cho đến tinh cầu trong thái không, không có thứ gì không phải nhờ duyên sinh pháp. “Luận Trung Quán” nói rất hay: “nhân duyên sinh ra pháp, ta nói đó là không”. Ta ở đây là Phật Thích Ca Mâu Ni nói, đây gọi là không, không phải là không có gì cả, không nói lên điều gì? Nó không có bản thể chực chất, không có tự thể, mà chỉ là duyên tụ, duyên tan mà thôi. Duyên cũng không phải thật, duyên cũng do duyên sinh, quí vị nhìn thấu rồi, quí vị hiểu rõ nó, liền biết được nó. Sau khi hiểu được rõ ràng rồi thì có tác dụng gì? Quí vị không còn chấp trước nó nữa, quí vị không phân biệt nó nữa, nó không trở ngại việc của quí vị, quí vị cũng không làm trở ngại việc của nó, có thể cùng nhau sống chung, quí vị mới đắc đại tự tại trong tất cả pháp!

Tìm lại được bản ngã chân chính, rằng thân này không phải là tôi, bản ngã đích thực là linh tánh, người đời gọi là linh hồn, linh hồn là trong trạng thái mê mờ, khi đã giác ngộ là linh tánh, khi mê gọi là linh hồn, linh hồn không thể vượt ra khỏi lục đạo, khi giác ngộ nó sẽ vượt thoát lục đạo, đó mới chính là cái tôi đích thực.

Thế giới Cực Lạc là tự tánh biến hiện, A Di Đà Phật công đức bổn nguyện hiện tiền, thể của nó là tự tánh, tướng của nó là 48 lời nguyện, là sự biến hiện của công đức năm kiếp tu hành, đó là tướng. Tướng không lìa thể, thể là thứ mà mọi người đều có, tướng thì chỉ Phật A Di Đà mới có, nhưng thể thì tất cả chúng ta ai cũng có, vì vậy chúng ta có phần, chúng ta cũng có một phần trong công việc của Phật A Di Đà. Đây là điều kiện để được vãng sinh, bản thân chúng ta có phần, nhất định vãng sinh, đừng nên hoài nghi.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.

 

 

Nam Mô A Di Đà Phật!

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Ngày 07 tháng 06 năm 2011

Địa điểm: Cang Sơn Tịnh Tông Học Hội Nhật Bản

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Liên Hải