Pháp sư

[Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 28


 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

(Tọa Đàm 28)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Mới đây có được tin bên New Zealand, một nước sát bên chúng ta bị động đất. Nghe nói cũng khá nặng nề! Thế giớinày “Vô An”! Càng ngày những tai nạn này càng nhiều. Thấy như vậy thì nhắc nhở cho chúng ta phải cố gắng tinh tấnniệm Phật.

- Một là hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, cầu tiêu tai giải nạn.

- Hai là cầu cho chính mình, sau khi xả bỏ báo thân này đừng có lọt lại đây làm chi nữa...

Những thiên tai, họa hại này rất là kinh khủng! Muốn vãng sanh về Tây Phương thì chúng ta cần phải cố gắng tinh tấntu hành. Bên cạnh cũng cần phải nghiên cứu cho tường tận phương pháp hộ niệm. Nói chung, chúng ta cần nên lịch lãm cái phương pháp này, nhờ đó chúng ta sẽ giải được rất nhiều ách nạn cho chính mình và cho đồng tu. Vì vậy, khi gặp một ca hộ niệm, một người cần hộ niệm, thì chúng ta nên tham gia. Hay lắm! Cứ tham gia nhiều lần đi, tự nhiênsau cùng khả năng hộ niệm của chúng ta sẽ có hiệu quả.

Hôm trước một người em của tôi dẫn một nhóm hộ niệm ở trên Gia-Lai, Đăk-Lăk về đạo tràng của bà Mẹ tôi để niệm Phật trong hai ngày tu tinh tấn. Những người em của tôi là những trưởng ban hộ niệm, bây giờ chúng nó hộ niệm rấtvững vàng. Trước kia thì tôi hướng dẫn chúng nó hộ niệm, nhưng bây giờ hình như tụi nó hộ niệm còn vững vàng hơn anh Năm của nó. Em gái cũng vậy, em trai cũng vậy. Những người trong làng, những người em con người Cô... hầu hết đều là trưởng ban hộ niệm, một khi Mẹ già của Diệu Âm yếu thì tất cả những người đó đều hứa sẽ về hộ niệm. Ngay những ban hộ niệm ở các xã chung quanh đó cũng hứa rằng:

- Anh Diệu Âm ơi! Đừng lo. Nhất định tôi sẽ tới hộ niệm cho bà Cụ ...

Nghe vậy mà tôi cảm thấy an lòng! Rất là an lòng! Bà Mẹ của Diệu Âm cũng biết hộ niệm rồi, vì chính bà Cụ là người ngồi bên cạnh Cha tôi niệm Phật cho đến khi ông Cụ tắt hơi ra đi. Trải qua một kinh nghiệm như vậy, thì rõ ràng rằng bà Cụ cũng biết hộ niệm.

Mình thấy lợi ích của sự hộ niệm thật là bất khả tư nghì! Giả sử như trước đây Diệu Âm không phổ biến phương pháphộ niệm này, nghĩa là chỉ lo tu cho chính mình, không chú ý tới chuyện hộ niệm, thì chắc chắn rằng ngày người Cha của Diệu Âm khi ra đi đã không cứu được, vì một người không có kiến thức về hộ niệm thì không thể hướng dẫn được người bệnh con đường vãng sanh!...

Ấy thế mà bây giờ những người ở Việt-Nam họ rất lịch lãm về phương pháp hộ niệm. Chị Diệu Thường, một trưởng ban hộ niệm ở chùa Hoằng Pháp, là người đầu tiên học cái phương pháp hộ niệm này. Ngay trong lúc đang học thì chị đã cứu được một người, đó là bà Bùi Thị Gái ở tại Quận 7. Người thứ hai là chị Thu Hương ở Đà-Nẵng, chị quyết tâmhọc phương pháp hộ niệm. Chị đã học từ Đà-Nẵng, theo vô tới Sài-Gòn, theo lên tới Bình-Dương để cố tình học cho được phương pháp hộ niệm. Học xong rồi về áp dụng liền. Diệu Âm lúc đó chưa kịp qua tới Úc thì chị đã báo cáo: “Tôi đã hộ niệm được một người vãng sanh rồi”... Vi diệu quá! Không tưởng tượng được!

Thật sự ở Việt Nam có nhiều người phát tâm, thấy đó mà mình cảm động vô cùng!

Có một anh ở ngoài Quảng-Ninh, vào năm 2006 khi Diệu Âm về Hải-Phòng nói chuyện ở một đạo tràng về pháp hộniệm, thì anh ở Quảng-Ninh tới nghe. Nghe rồi thì về anh lập ban hộ niệm. Ảnh kéo cả một đại gia đình của anh vào ban hộ niệm. Ảnh hộ niệm luôn... hình như bốn, năm tháng gì đó, mà không có ca nào được kết quả hết. Ảnh tự hỏi,“Ủa tại sao kỳ vậy”?... Lạ lùng! Anh mới kéo luôn cả một nhóm hộ niệm của ảnh đi vào Đà-Nẵng học nghề với chị Thu Hương. Anh học đến một tháng rưỡi, đi hộ niệm chung với chị Thu Hương. Khi anh nắm vững những nguyên tắc hộ niệm rồi, anh quay trở về Quảng-Ninh. Sau đó, hình như là năm 2007, khi Diệu Âm về thì phái đoàn của ảnh đi theoDiệu Âm tới ba chiếc xe bus, mỗi chiếc chở tới năm, sáu chục người... Anh nói:

- Khi cháu học xong rồi, chú Diệu Âm ơi! Cháu hộ niệm luôn hai mươi sáu ca, không có ca nào mà không vãng sanhhết...

Quý vị thấy không?... Nó có những sự tế nhị trong đó. Hồi giờ anh nghiên cứu trong sách vở, anh cứ nghiên cứu như vậy... như vậy... rồi đem ra áp dụng. Áp dụng đâu trật đó! Áp dụng đâu trật đó! Đến khi theo chị Thu Hương học, chị Thu Hương huấn luyện cho anh bằng cách dẫn nhóm của anh theo hộ niệm, ngồi đó mà nghe, có những lúc bắt anh lên khai thị. Ấy thế mà qua một tháng rưỡi về... Anh hộ niệm hai mươi sáu ca liên tục, không có một ca nào mà không có cái thoại tướng tốt.

Thực sự, pháp hộ niệm thấy đơn giản, nhưng thực tế có những điều nhạy bén trong đó mà người ta không hay. Khi hướng dẫn cho mấy đứa em của Diệu Âm hộ niệm. Mắc cười lắm! Tụi nó khai thị hướng dẫn dở quá! Cũng bị la. Khai thị cho người bệnh mà cứng ngắc, coi như nghiêm quá! Cũng bị la. Nói lớn quá! Cũng bị la. Nói nhỏ quá! Cũng bị la... Thật ra là để chú ý rằng, cách khai thị hướng dẫn quan trọng vô cùng. Đi hộ niệm mà sơ ý chuyện này, thì hộ niệmhoài cũng không bao giờ có người được vãng sanh hết. Ví dụ, đối với người lãng tai mà mình nói nhỏ quá thì làm sao người ta nghe? Cho nên nói nhỏ quá, bị la. Còn những người lỗ tai thông mà mình nói lớn quá, giống như hét người ta, thì sao lại không la? Cho nên, điều nào cũng bị la hết! Có nhiều lúc đùa giỡn quá đáng, thì cũng phải la chứ! Biết được điều này, thì người hộ niệm cần phải biết uyển chuyển. Sau những trận la như vậy, bây giờ mấy người em biết hết trơn rồi, vững tâm hết trơn rồi, nên hộ niệm hay vô cùng!...

Có nhiều người nghĩ rằng, hộ niệm chỉ là điều thứ yếu, không quan trọng!... Thì xin thưa rằng, coi chừng nhiều khi suốtcuộc đời của họ không cứu được một người, ngay cả những người sát bên cạnh!... Giờ đây lý luận, giảng giải... thì hay lắm! Mà thực tế thì không cứu được ai!

Họ coi thường pháp hộ niệm? Vì phải chăng trong suốt cuộc đời của họ chưa từng trải qua một lần hộ niệm nào? Nếu có trải qua một lần hộ niệm đi nữa, thì có lẽ lần hộ niệm đó là lần thất bại! Tại vì sao? Vì không chịu học hỏi trước! Không chịu nghiên cứu trước! Khi đi hộ niệm thì hộ niệm với tinh thần “Vạn bất đắc dĩ”!... Chính vì lòng tin không có, nên khi ở trước bệnh nhân họ niệm thử! Họ niệm chơi! Họ giả đò khai thị!... Không có tâm chân thành!...

Người không có tâm chân thành thì không có cảm ứng. Họ cũng làm dáng chắp tay lại nói: “Nam Mô A-Di-Đà Phật...Nguyện A-Di-Đà phật phóng quang tiếp độ cho bà này...”, nhưng thật sự tâm của họ không tin! Lòng không tin thì không có “Cảm”! Cảm không có, thì không có tương ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà, thành ra không có “Ứng”. “Không Cảm thì không Ứng!”.

Chính vì vậy, những lời niệm Phật của họ nó trôi... trôi... trôi trong không gian như trò chơi thôi!...

Xin thưa rằng, một người đứng trước người bệnh khuyên họ niệm Phật...

- Mà lòng mình chân thành.

- Mà lòng mình tha thiết.

- Mà lòng mình thèm muốn cho người đó vãng sanh.

- Mình tha thiết cứu người.

Thì tự nhiên trong âm hưởng đó làm cho người bệnh cảm động, làm cho người bệnh tin tưởng, tự nhiên người bệnhthành tâm niệm Phật theo. Đây là sự thật.

Có nhiều người cứ nói rằng, tu hành mới là chính, làm gì có chuyện hộ niệm vãng sanh? Họ thường mơ tìm những cơ hội chứng đắc. Điều này cũng đúng đấy. Chúng ta cần phải tu hành, cũng như chúng ta đang hô hào phải cố gắng niệm Phật cho nhiều, niệm Phật cho thành tâm. Chúng ta niệm Phật 365 ngày một năm, mà còn phải thêm những ngày tinh tấn nữa để giải bớt ách nạn. Nhưng nếu lơ là, khinh thường việc hộ niệm, thì coi chừng đến ngày chính người Cha của mình ra đi, mình sẽ lúng túng không biết cách nào cứu đó!...

Trong những ngày qua có nhiều người gặp tôi than thở và hỏi rằng:

- Anh Diệu Âm ơi! Làm sao giới thiệu cho tôi một ban hộ niệm?

Thật sự... một người xa lạ tới gặp một ban hộ niệm... Muốn giới thiệu cho họ, mà chính người nhà của họ không tin, chính người nhà không chịu tham dự, thì làm sao những người hộ niệm đó có thể hộ niệm cho người nhà của họ được?...

Phải nói người nhà của mình tới tham gia với ban hộ niệm. Người nhà phải tới hỏi han ban hộ niệm. Để chi vậy? Đểkết duyên với họ. Để họ có dịp điều tra thử... Bà này còn bị kẹt chỗ nào? Bà này bị vướng những cái gì? Được vậy họ mới tìm cách hóa giải ra. Trong lúc giảng giải, thì họ lại có thêm những lời khuyên khác. Khuyên một lần không nghe thì họ khuyên hai lần, khuyên ba lần... Khéo léo khuyên nhiều lần khiến cho người bệnh cảm động. Nhờ thế người bệnh mới bắt đầu hạ quyết tâm niệm Phật. Chứ còn khơi khơi tới kêu ban hộ niệm, thì ban hộ niệm làm sao biết đượcgia đình mình như thế nào? Người bệnh như thế nào?...

Người hộ niệm rất cần gặp gia đình để tìm hiểu về:

- Có đứa em nào, có đứa cháu nào ngỗ nghịch hay không?

- Bà Cụ này có quyến luyến chồng lắm không?

- Ông Bác này có thương đứa con gái lắm hay không?

- Ông Cụ này có lo lắng cái nhà hay không?

- Có thích giữ tiền bạc hay không?... v.v… và v.v…

Nếu người hộ niệm hoàn toàn không biết gì cả, thì làm sao có thể điều giải được? Làm sao có thể gỡ ra được? Chínhvì vậy, khi nghe biết những chuyện này rồi, chúng ta hãy đi hộ niệm. Tôi nghĩ rằng, chắc chắn chư vị sau này sẽ là những người hộ niệm rất tài. Rất là tài! Cũng như ở Việt Nam, đầu tiên họ hộ niệm hai ca, ba ca, năm ca đầu... thường thường không có kết quả tốt! Nhưng sau những lần hộ niệm thất bại đó, họ mới bắt đầu tìm tới những người có kinh nghiệm để hỏi:

- Tại sao chị hộ niệm giỏi vậy?...

- À! Thì đến đây đi hộ niệm chung với tôi...

Khi đi hộ niệm chung với nhau, thì tự thấy có điều khác liền.

Trong thời gian Cha của tôi sắp ra đi, có nhiều người tới hộ niệm. Tôi thường thầm để ý đến những người mà tôi nghĩ họ có năng khiếu hộ niệm ngon lành!... Khi thấy người đó tới, thì tôi không đứng ra “Khai Thị” cho Ông già đâu, mà tôi mời:

-Chị ơi! Chị tới khai thị cho Ông Già đi.

-Anh ơi! Anh lên khai thị giùm cho Ông Già đi.

Tôi muốn tập cho người ta khai thị. Tôi lấy ông Già của mình làm người mẫu để họ thực tập hộ niệm. Chính vì mấy đứa em tôi được hộ niệm cho ông Già, chính những người được hộ niệm cho ông Già tôi, một thời gian sau đó họ hộ niệm hay vô cùng!...

Tình thực, bây giờ ở Việt Nam có những ban hộ niệm người ta hộ niệm trên một trăm người vãng sanh... Vững vàng! Mỗi khi tôi về thì người ta cứ kêu, “Anh Diệu Âm ơi! Đi... đi cứu độ...”. Tức là họ cầu cứu tôi! Nhưng mà thực ra là tôi tới đó để âm thầm học hỏi ở họ. Họ hộ niệm còn giỏi hơn tôi nhiều. Tôi hộ niệm được hai, ba, bốn tiếng đồng hồ thì khan tiếng, đành đi về, chịu không nổi! Trong khi đó, có người ngồi hộ niệm suốt đêm. Có những bà Cụ bảy, tám mươi tuổi mà ngồi từ đầu đêm cho tới cuối đêm để hộ niệm. Nếu có cuộc hộ niệm nào không kêu tới bà thì bà buồn. Hộ niệmxong, sáng ra bà còn bưng cái rổ bánh ít đi rao bán ngoài đường phố. Vậy đó! Thế mà Cụ cứ ngồi từ đầu đêm cho đếncuối đêm để hộ niệm cho người bệnh mà không bao giờ biết mệt!...

Hộ niệm vi diệu quá! Khi chính mắt thấy được những hiện tượng vãng sanh, thì niềm tin của người ta đã phát khởimạnh mẽ. Vậy thì chúng ta nên phát tín tâm mạnh mẽ lên, đừng chao đảo. Quyết lòng niệm Phật cho chân thành,thành tâm đi hộ niệm cho người ta. Cứ tham dự đi, cứ mạnh dạn nói chuyện với người bệnh đi, một, hai lần đầu mình có thể bị vấp, nhưng sau đó mình sẽ là những chuyên gia hộ niệm cứu độ chúng sanh đi về Tây Phương, rồi mình cũng thành đạo luôn.

A-Di-Đà Phật.