HÀNH THEO ẤN TỔ (Tọa Đàm 37)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Niệm Phật, mục đích chính là vãng-sanh về Tây-Phương CựcLạc. Nhất định khi buông xả báo thân này phải vãng-sanh, xin chư vị đừng nên ỡm-ờ ý nguyện này mà thất bại. Ngoài việc tu tập ra ta cần phải kết hợp với đại chúng, để có sự trợ duyên thuận lợi khi mình xả bỏ báo thân. Tuy nhiên lúc lâm chung được trợ niệm cũng chưa phải là chắc chắn đâu, điểm chính yếu là chính mỗi cá nhân của mình phải thực hiện cho đúng pháp niệm Phật.
Ngày hôm qua chúng ta có nhắc đến lời dạy của ngài Triệt-Ngộ đại sư về Tâm-Lực và Nghiệp-Lực. Ý nguyện của mình thuộc về Tâm-Lực. Ý nguyện vãng-sanh phải mạnh, phải vững, phải tha thiết thì Tâm-Lực sẽ mạnh. Nguyện hững hờ, nguyện lấy lệ, nguyện chỉ vì cho hợp với nghi thức một buổi cộng tu thì Tâm-Lực yếu, coi chừng bị thất bại. Một khi Tâm-Lực yếu thì Nghiệp-Lực sẽ hưng khởi lên, nó dẫn dắt cái tâm của mình đi theo sáu đường luân hồi, nghĩa là dù có tu hành nhưng sau cùng phải theo nghiệp thọ báo một cách oan uổng. Nếu Tâm-Lực của mình mạnh thì Nghiệp-Lực phải bị khuất phục, nó sẽ tùng theo tâm nguyện vãngsanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Đây là hàm nghĩa tổng quát của sự “Đới Nghiệp Vãng-Sanh”, ngày hôm qua chúng ta đã nói qua.
Lời phát nguyện chính của pháp môn Niệm-Phật là nguyện vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Chư Tổ và trong kinh Phật đều dạy chúng ta nguyện vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Kinh A-Di-Đà rất mỏng, mà Phật căn dặn đến bốn lần phải nguyện vãng-sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, chứng tỏ rằng lời nguyện này quan trọng vô cùng. Nếu chúng ta nguyện lệch ra khỏi quỹ đạo này thì có thể bị trở ngại đường vãng-sanh, ví dụ:
Nguyện vãng-sanh về Tây-Phương phải là chánh-nguyện, còn tất cả những ý nguyện nào khác dù tốt tới đâu vẫn là trợ-nguyện, tức là phải nằm sau ý nguyện vãng-sanh thì chúng ta đi đúng đường vậy.
Chư Tổ luôn luôn dạy, đến lúc ngã bệnh xuống chỉ còn một nguyện duy nhất là thèm muốn được vãng-sanh về Tây-Phương càng sớm càng tốt. Ngài Ấn-Quang đại sư nói, nếu tắt hơi ngày hôm nay thì đi liền về Tây-Phương ngày hôm nay, cớ chi phải chờ đến ngày mai, cớ chi phải cầu sống thêm một ngày, hai ngày nữa, coi chừng vì lòng tham sống sợ chết này mà nó lôi thần-thức đáng lẽ trong dịp này về Tây-Phương thành đạo, mà đành phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi tới vô lượng kiếp nữa chưa chắc gì đã có cơ hội gặp lại. Ngày hôm qua chúng ta đưa lên một câu chuyện có thực, một người được hộ-niệm mà sau cùng mất vãng-sanh, chỉ vì thọ mạng đã hết, nhưng nhờ một vị Đại-Đức tới trợ niệm 16 ngày, tự nhiên căn bệnh biến mất, khỏe lại, từ chỗ đó mà khởi tâm vui mừng ra rồi phát một nguyện khác là nguyện độ sanh. Sau 10 ngày thì bệnh nghiệp trở lại, một ngày sau thì ra đi, không có dấu hiệu nào để hy vọng được vãng-sanh.
Tại sao nguyện độ sanh là một phát tâm tốt mà đưa đến hậu quả mất vãng-sanh vậy? Hôm qua chúng ta nhắc đến câu chuyện ngài Quảng-Khâm cảnh cáo thầy Quảng-Thành về tâm nguyện cứu độ chúng sanh. Ngài Quảng-Khâm nói, lúc lâm chung mà Thầy còn giữ cái ý nguyện này thì Thầy phải ở lại trong lục đạo này để lo chuyện độ sanh. Độ được hay không chưa biết, mà đời này Thầy sẽ mất vãng-sanh.
Bây giờ xin bàn đến vấn đề độ sanh một chút. Có nhiều người nói rằng, tu hành phải có tâm từ bi, phải mở lòng đi cứu độ chúng sanh trước, vội gì lo về Tây-Phương sớm. Lời lẽ tương tự như chư vị Thượng-Thiện Nhân trên cõi Cực-Lạc tái lai, thật cao thượng.
Nhưng nếu không phải là người tái lai thì coi chừng có sự sơ suất rất lớn mà không hay!... Tại vì sao? Tại vì cứu độ chúng sanh cần phải có 2 điều kiện hoàn mãn: một là phước báu viên mãn, hai là trí huệ viên mãn, gọi là phước huệ viên mãn mới cứu độ chúng sanh được. Chư vị có biết ai là người có phước huệ viên mãn không? Lưỡng-Túc-Tôn đấy, Phật đấy. Thứ nhất, muốn độ chúng sanh, chúng ta có phước đức lớn. Nghĩa là tu thiện tích phước cho nhiều, gieo duyên cho rộng rồi mới độ chúng sanh được. Nếu không có phước duyên, chúng ta nói nhưng người ta không nghe, thì thôi chịu thua. Thứ hai phải có trí huệ viên mãn. Nghĩa là phải biết rõ Chánh-Đạo, phải biết đường đi cho đúng thì mới dẫn dắt người ta đi đúng được. Nếu chỉ căn cứ vào lòng từ bi, dẫn dắt chúng sanh, giả sử như ta không biết đâu là Chánh-Pháp, không biết đâu là đường giải thoát, ta dẫn người khác đi lạc đường, thì làm sao đây?
Ví dụ như một vị vừa được hộ-niệm hết bệnh, tâm hồn phấn khởi quá, mừng quá, liền phát tâm đi cứu độ chúng sanh. Đem sự phấn khởi đó mà khuyên chúng sanh:
- Chư vị hãy niệm Phật đi, niệm Phật hết bệnh đấy, tôi là một người chứng minh cụ thể đây. Chư vị niệm Phật thì sẽ hết bệnh.
Dạy người ta phát tâm niệm Phật cho hết bệnh, thì nhất định lời này đã sai pháp rồi!... Dẫn người ta đi lạc đường rồi!... Thay vì người ta niệm Phật cầu vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc, bây giờ chính ta lại chuyển một Đại Pháp của đức Thế-Tôn độ chúng sanh thành Phật, để phục vụ cho cái thân bất tịnh này. Sai lầm!... Sai lầm!... Vì chưa biết rõ đâu là chánh đâu là tà, nhưng vì quá từ bi vô tình đã dùng Chánh-Pháp của Phật để phục vụ cho cái thân vô thường này, trong khi Phật dạy, đừng tham chấp cái thân này, nó chỉ là túi thịt nhơ bẩn, đừng tham sống sợ chết nữa mà mất phần vãng-sanh. Phải biết buông ra để cầu giải thoát tam giới, vì “Tam giới vô an, du như hỏa trạch”, sống trong ba cõi này giống như đang ở trong nhà lửa, khổ sở không thể an vui được. Đây là lời nói của Phật trong kinh Pháp-Hoa. Ta phát tâm cứu độ chúng sanh mà không khuyên chúng sanh tìm đường vượt thoát sanh tử luân hồi trong ba cõi, mà lại đem cả một Đại Pháp độ sanh của Thế-Tôn phục vụ cho cái thân này, cầu cho hết bệnh. Rõ ràng ta đi sai đường…
Chính vì thế, khi đọc tới lời khai thị của ngài Ấn-Quang đại sư, Ngài nói những câu tưởng như tầm thường, nhưng lại vô cùng tuyệt vời, có hàm nghĩa rất thâm diệu. Ngài dạy: “Chỉ nên chăm sóc việc nhà của mình, đừng nên dính vào việc nhà của người”. Xin đừng nghĩ rằng, lo việc nhà của mình là cứ lo quét dọn nhà mình, đừng nên tới nhà người khác lau bàn lau ghế làm chi. Không phải vậy đâu. Đây chẳng qua là lời nói mộc mạc đơn giản cho chúng ta dễ nhớ, chứ nó hàm nghĩa rất rộng. Đem chuyện độ sanh ra làm ví dụ. Nhiệm vụ độ sanh là của ai? Của chư Phật, chư BồTát đấy. Nhiệm vụ của người phàm phu là gì? Hãy nghe lời Phật dạy, quyết lòng cầu vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc để được độ. Mỗi người có một nhiệm vụ. Mình hãy lo làm việc nhà của mình là niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Việc nhà của chư Phật, Bồ-Tát là cứu độ chúng sanh. Tại sao ta không chịu làm việc nhà của ta, mà đi làm việc nhà của chư Phật, Bồ-Tát?...
Một đời giáo hóa của Ấn Tổ, ngài đã để lại 16 chữ: “Đôn-Luân, Tận-Phận, Nhàn-Tà, Tồn-Thành. Lão thật niệm Phật cầu sanh
Tịnh-Độ”. Thì “Tận-Phận” chính là tận hết bổn phận trách nhiệm của chính mình, chứ đừng làm làm bổn phận của Bồ-Tát, đừng làm bổn phận của chư Phật, đừng làm bổn phận của người khác… Nhiều người nói:
Xin thưa,
Có người tự xưng mình là Bồ-Tát. Đúng hay sai? Hãy tự mình biết lấy!... Bồ-Tát thì tự các Ngài biết. Phàm phu như chúng ta, cũng tự chúng ta biết lấy. Chuyện nhà ai nấy lo, không ai soi mói tới chuyện nhà mình đâu. Chắc chắn thế gian này có nhiều vị BồTát thị hiện lắm. Nhưng các Ngài thị hiện thì các Ngài tự biết, còn chúng ta là hàng phàm phu cũng nên lo tự biết thân phận của mình đi. Làm sao biết? Nếu trí huệ chưa khai mở, nghĩa là còn nhiều điều chưa hiểu, còn quên lên quên xuống… Cố gắng lục lọi tìm kiếm thử có yếu tố giống như Bồ-Tát hay không… nhưng tìm mãi không ra, thì nhất định chúng ta là phàm phu rồi. Như vậy phàm phu cứ làm tận bổn phận của phàm phu đi. Phật dạy chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ, mau mau tìm cách thoát vòng sanh tử luân hồi, hãy nương theo đại nguyện của A-Di-Đà Phật mà vãng-sanh, không được sơ ý mà đời đời kiếp kiếp bị nạn… đó là tận phận của chúng ta vậy. Bổn phận của chúng ta không chịu làm, lại đi làm cái bổn phận của chư Phật, Bồ-Tát. Thật là sơ suất vậy.
Có nhiều người nói rằng, chúng sanh ở đây khổ quá, nếu ta không cứu thì ai cứu. Xin chư vị đừng lo chuyện này, đó là chuyện của chư Phật, Bồ-Tát, để cho Phật Bồ-Tát làm. Nếu phàm phu mà lo chuyện bao đồng, thì Phật Bồ-Tát đành thở dài vì người phàm phu tiếp tục chịu đọa lạc, các Ngài cứu không được!...
Diệu-Âm xin kể ra đây một câu chuyện. Vào đời nhà Đường, Tổ thứ tư trong Tịnh-Độ Tông Trung-Hoa là Pháp-Chiếu đại sư, Ngài tu hành cảm ứng được đến Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát. Một lần Ngài đến Ngũ-Đài-Sơn để khẩn cầu ngài Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát chỉ điểm. Vì lòng thành khẩn rất cao, nên khi lên tới đỉnh núi Ngũ-ĐàiSơn, Ngài mở được cái Kim-Cang động. Ngài thấy trong Kim-Cang động có ngôi tự viện với bảng hiệu “Đại-Thánh Trúc-Lâm Tự”, nơi đó có Bồ-Tát Văn-Thù và Bồ-Tát Phổ-Hiền đang ngự trên đài sư tử rất trang nghiêm và đang giảng kinh thuyết đạo cho hàng vạn vị Bồ-Tát tu hành. Ngài Pháp-Chiếu đảnh lễ ngài Văn-Thù Bồ-Tát và ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát. Ngài Văn-Thù Bồ-Tát xoa đầu và khuyên Tổ rằng, trong thời này nhà ngươi nên thực hiện pháp môn niệm Phật để cầu nguyện vãng-sanh Tịnh-Độ. Ngài Văn-Thù nói, tất cả các hạnh của chư Phật, chư Bồ-Tát trên 10 phương pháp giới đều từ pháp môn niệm Phật mà ra. Cho nên pháp môn niệm Phật là vua của tất cả các pháp môn đó. Rồi Bồ-Tát Văn-Thù dặn Tứ Tổ hãy niệm A-Di-Đà Phật cầu về Tây-Phương Tịnh-Độ thì nhất định sẽ được dự trong chín phẩm sen vàng khi xả bỏ báo thân. Đây là lời của Bồ-Tát Văn-Thù nói với Tổ Pháp-Chiếu. Khi nói xong rồi, Tổ Pháp-Chiếu đảnh lễ đức Văn-Thù và đức Phổ-Hiền rồi cáo từ lui ra. Vừa ra khỏi động, quay nhìn lại thì toàn bộ khung cảnh đều biến mất, trả lại toàn bộ là rừng núi hoang vu như cũ.
Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng, chư Phật, Bồ-Tát thường xuyên âm thầm thị hiện dưới thế gian để tìm cách cứu độ chúng sanh. Đây là tâm nguyện của các Ngài. Phàm phu chúng ta chớ nên khởi vọng tưởng rằng không có ta thì ai cứu độ chúng sanh. Là phàm phu muốn được cứu, thì chúng ta phải biết y giáo phụng hành. Các Ngài dạy chúng ta là phải niệm Phật cầu vãngsanh Tây-Phương, thì chúng ta phải làm cho tận cái bổn phận của người phàm phu là niệm Phật cầu sanh về Tây-Phương, không được làm công chuyện của các Ngài. Nếu mình sơ ý dẫn người ta đi lạc đường, thì tự mình phải chịu trách nhiệm nhân-quả.
Chính vì lý do này, hôm qua Diệu-Âm có nói, những cuộn phim hay những tài liệu gì nói về niệm Phật hết bệnh, Diệu-Âm rất cẩn thận việc ấn tống phát hành. Tại vì sao? Nếu xét trong video đó có nói, vị này niệm Phật quyết lòng nguyện vãng-sanh mà vô tình hết bệnh, thì chuyện có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, không có vấn đề. Nếu nội dung nói rằng, người này niệm Phật được hết bệnh, thì nội dung đã bị lạc, cốt chuyện khuyên người thay vì niệm Phật cầu về Tây-Phương Cực-Lạc, lại khuyên họ ở lại trong lục đạo luân hồi mà lo cái thân bất tịnh này. Đây là điều không đúng pháp. Chuyển hướng cầu nguyện thì mất đường vãng-sanh. Mất phần vãng-sanh nghĩa là bị chết. Chết rồi đi đâu đây? Vì tham sống sợ chết mà chịu đọa lạc đấy!...
Chính vì thế mà chư Tổ nói, nhất định không được nguyện hết bệnh, nhất định không được sợ chết, phải biết buông xả cái thân này. Trong pháp môn niệm Phật có hai chữ cần nên nhớ: “Hân” và “Yểm”. “Hân” là ước muốn được vãng-sanh. “Yểm” là chê chán cái cõi này. Không được tham sống sợ chết, thì chúng ta mới tương ứng với đại nguyện của A-Di-Đà Phật và chúng ta mới trở về Tây Phương một đời thành đạo được. Thành đạo trên cõi Tịnh-Độ rồi, tâm thì ở tại Tây-Phương Cực-Lạc, mà biến hóa thân đi khắp 10 phương cứu độ chúng sanh, lúc đó mới gọi là thực sự độ chúng sanh vậy.
Mong chư vị vững tâm, tha thiết cầu vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.